Tìm hiểu ngay: Bếp từ không rút điện có tốn điện không?
Không ít người tiêu dùng đặt ra là: Bếp từ không rút điện có tốn điện không? Việc cắm bếp từ liên tục, ngay cả khi không sử dụng, liệu có làm tăng hóa đơn tiền điện hàng tháng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và cung cấp thêm các thông tin hữu ích về cách sử dụng bếp từ an toàn, tiết kiệm.
1. Có nên rút phích cắm bếp từ ngay sau khi nấu xong?
Nhiều người thường có thói quen rút phích cắm bếp từ ngay sau khi kết thúc việc nấu ăn, xuất phát từ suy nghĩ rằng bếp từ tiêu tốn điện ngay cả khi không hoạt động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hành động này là không đúng và có thể gây hại cho thiết bị.
Bếp từ hay bếp điện từ là thiết bị dùng điện để tạo ra nhiệt cho việc nấu nướng, thường vận hành với công suất cao. Khi tắt bếp bằng nút OFF, bạn vẫn có thể nghe thấy âm thanh như tiếng quạt chạy, khiến nhiều người nhầm tưởng bếp vẫn còn hoạt động. Thực chất, đây là tiếng quạt tản nhiệt đang hoạt động nhằm làm mát các bộ phận và linh kiện bên trong bếp sau quá trình đun nấu.
Nếu rút điện đột ngột, quạt gió sẽ ngừng chạy ngay lập tức, khiến nhiệt lượng không kịp thoát ra ngoài, gây ảnh hưởng xấu đến vi mạch và bảng điều khiển. Về lâu dài, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ bếp, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ làm nứt mặt kính vùng nấu do sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh.
2. Bếp từ có tốn nhiều điện năng không?
Bếp từ có nguyên lý hoạt động là chuyển hóa điện năng được truyền vào thành nhiệt năng, nhiệt sau đó được truyền trực tiếp lên đáy nồi. Tức là bếp từ làm nóng trực tiếp vùng thức ăn bên trong nồi với hiệu suất lên đến 90%, chỉ khoảng 10% nhiệt thoát ra bên ngoài, giúp tiết kiệm điện năng hơn bạn nghĩ. Trong khi đó, nếu sử dụng bếp gas thì chỉ khoảng 40% nhiệt truyền trực tiếp lên đáy nồi, 60% còn lại thoát ra ngoài môi trường.
Công suất của bếp điện từ thường khá cao nên dễ khiến người dùng lầm tưởng về mức tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, nếu tính tổng số giờ nấu ăn trong một tháng nhân với mức công suất được ghi trên nhãn dán trên bếp, sau đó quy đổi ra giá tiền điện thì số tiền sẽ không quá cao.
3. Những lý do bạn nên rút điện bếp từ sau khi sử dụng
Mặc dù mức điện tiêu thụ không nhiều, nhưng việc không rút điện bếp từ sau khi sử dụng tiềm ẩn một số rủi ro mà bạn nên lưu ý:
Tránh nguy cơ chập cháy điện
Khi bếp từ vẫn kết nối với nguồn điện, rủi ro chập mạch do điện áp không ổn định, dây điện cũ hoặc hở mạch là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt vào mùa mưa hoặc khi sấm sét, việc rút điện sẽ giảm thiểu nguy cơ thiết bị bị sốc điện, cháy nổ, đảm bảo an toàn cho gia đình.
Kéo dài tuổi thọ linh kiện
Linh kiện điện tử như bảng mạch, bộ vi xử lý, đèn LED… dù tiêu thụ điện năng thấp ở chế độ chờ nhưng vẫn chịu tác động nhiệt và điện từ trường. Nếu để bếp cắm điện 24/7, về lâu dài có thể khiến linh kiện bị xuống cấp, giảm tuổi thọ của bếp.
Tiết kiệm điện cho tổng thiết bị trong nhà
Mặc dù bếp từ chỉ tiêu thụ điện chờ vài watt, nhưng khi cộng dồn với các thiết bị khác như: lò vi sóng, TV, máy lọc nước, bộ phát Wifi… mức điện hao phí không cần thiết này có thể tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến hóa đơn tiền điện mỗi tháng.
Thói quen tốt cho an toàn điện
Rút điện sau khi sử dụng là thói quen giúp bạn chủ động bảo vệ an toàn điện trong gia đình, giảm thiểu mọi rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt, nếu nhà có trẻ nhỏ, việc rút điện còn giúp hạn chế việc trẻ nghịch ngợm, vô tình bật bếp hoặc các thiết bị điện khác.
4. Một số mẹo sử dụng bếp từ tiết kiệm điện

bếp từ có bị nóng không
Ngoài việc rút điện sau khi sử dụng, bạn cũng nên áp dụng thêm một số mẹo sau để sử dụng bếp từ hiệu quả và tiết kiệm điện hơn:
Sử dụng nồi phù hợp
Hãy chọn nồi/chảo có đáy phẳng, kích thước phù hợp với vùng nấu của bếp từ. Nếu đáy nồi nhỏ hơn vùng nấu, từ trường sinh ra sẽ không được tận dụng hết, dẫn đến hao phí điện năng.
Tắt bếp sớm vài phút
Bếp từ có khả năng làm nóng nhanh, giữ nhiệt tốt. Bạn có thể tắt bếp trước khi món ăn hoàn thành khoảng 1 – 2 phút, tận dụng lượng nhiệt còn lại để tiết kiệm điện.
Vệ sinh bếp thường xuyên
Bề mặt bếp bẩn, bám dầu mỡ hoặc bụi có thể làm giảm hiệu suất truyền nhiệt, từ đó làm bếp hoạt động lâu hơn, tốn điện hơn. Nên lau chùi bếp sau mỗi lần nấu ăn để bếp luôn sạch sẽ và hiệu quả.
Tránh mở bếp ở công suất cao liên tục
Chỉ nên dùng công suất cao khi cần nấu nhanh như đun sôi nước. Với các món hầm, ninh lâu, nên điều chỉnh mức công suất trung bình để tiết kiệm điện và giúp bếp bền hơn.
5. Có nên sử dụng ổ cắm điện có công tắc riêng cho bếp từ?
Một giải pháp tiện lợi thay vì phải rút phích cắm mỗi lần sử dụng là dùng ổ cắm điện có công tắc riêng. Điều này giúp bạn dễ dàng ngắt điện bếp từ sau khi nấu nướng mà không cần thao tác rút dây cắm. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn ổ cắm có khả năng chịu tải lớn (từ 2500W trở lên), đảm bảo phù hợp với công suất tiêu thụ của bếp từ. Ngoài ra, nên ưu tiên các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn điện để tránh sự cố khi sử dụng lâu dài.
Để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện tối ưu, bạn nên có thói quen rút phích cắm bếp từ khi không sử dụng lâu ngày hoặc sử dụng ổ cắm có công tắc để ngắt nguồn nhanh. Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm góc nhìn rõ ràng và hiểu đúng về việc sử dụng bếp từ sao cho an toàn và tiết kiệm nhất. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ Livotec qua Hotline 18002298 để được hỗ trợ về sản phẩm bếp từ.